1183 lượt xem
Cảm biến oxy có chức năng đo lượng oxy dư trong khí thải động cơ. Và truyền tín hiệu về ECU nhằm điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu và không khí cho phù hợp.
Cảm biến oxy phát hiện xem nồng độ oxy trong khí xả là giàu hơn. Hoặc nghèo hơn tỷ lệ không khí – nhiên liệu lý thuyết. Cảm biến oxy được gắn trên đường ống xả. Khi bị lỗi hoặc hư hỏng, xe sẽ có một số dấu hiệu như: Sáng đèn CHECK ENGINE. Hay xe không đạt kiểm tra khí xả, tiêu tốn nhiên liệu một cách bất thường.
Hoạt động của động cơ được đánh giá tốt hay không phụ thuộc vào 3 yếu tố chính.Bao gồm: tỉ lệ nhiên liệu và không khí đi vào buồng đốt, áp suất nén của động cơ và tình trạng đánh lửa. Ngày nay, với các mẫu xe ô tô hiện đại.Tỷ lệ nhiên liệu và không khí đi vào buồng đốt sẽ do bộ điều khiển động cơ (ECM) tính toán và điều chỉnh. Phụ thuộc vào các chế độ hoạt động khác nhau trên từng điều kiện di chuyển.
Theo đó, hiểu một cách đơn giản nhất là các nhà sản xuất sẽ đặt một cảm biến lượng không khí đưa vào động cơ. Và dựa vào từng chế độ hoạt động ECM sẽ điều chỉnh kim phun nhiên liệu để phun một lượng phù hợp vào bên trong. Ngoài ra, trên đường ống xả cũng sẽ đặt thêm 01 cảm biến tỷ lệ không khí – nhiên liệu trước bộ trung hòa khí thải để kiểm tra lại lượng nhiên liệu phun trước đó nhiều hay ít. Theo các chuyên gia kinh nghiệm về ô tô, cảm biến làm việc dựa trên việc đo lượng oxy trong khí xả nên thường được gọi tắt là cảm biến oxy.
Cảm biến oxy ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều chỉnh tăng/giảm nhiên liệu đưa vào động cơ lên đến 30%.
Bộ cảm biến oxy thường có 2 loại: Nung nóng (heated) và không nung nóng (unheated).
– Loại nung nóng: Bên trong có điện trở để sấy nóng bộ cảm biến. Với mục đích nhanh chóng đưa nó lên đúng nhiệt độ làm việc. Từ 600 – 650 độ F, để có thể sản sinh ra một điện thế. Loại này có thể có 2, 3 hoặc 4 dây nhằm phục vụ cho việc sấy nóng.
– Loại không nung nóng: Sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt nhiệt độ làm việc. Và trong khoảng thời gian này động cơ sẽ phải hoạt động với một hòa khí không đúng tiêu chuẩn.
Khi khí xả được thải ra và đi qua cảm biến oxy. Tiếp xúc của khí thải và đầu dò của cảm biến sẽ khiến cảm biến phát sinh một dòng điện có điện thế tỉ lệ nghịch với hàm lượng oxy của khí thải để truyền đến PCM. Nếu hàm lượng oxy cao hay hòa khí ‘nghèo xăng’ (lean mixture). Điện thế do cảm biến oxy phát sinh sẽ ở vào khoảng 0.1V. Nếu hàm lượng oxy thấp hay hòa khí ‘giàu xăng’ (rich mixture). Điện thế do cảm biến phát sinh sẽ ở vào khoảng 0.9V. Dựa trên điện thế này PCM sẽ điều chỉnh thời gian mở của các kim phun nhiên liệu một cách thích hợp. Để hỗn hợp khí nạp có được một tỷ lệ không khí / xăng gần với tỷ lệ lý tưởng (14.7: 1).
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc cảm biến ô-xy trên xe ô tô bị hư hỏng. Thứ nhất là do bề mặt tiếp xúc của cảm biến oxy với khí xả bị bẩn hay tắc. Thứ hai là do lớp bạch kim (ZrO2) – chất liệu chế tạo cảm biến bị lão hóa. Tất cả sẽ khiến việc đo lường lượng oxy có trong khí phát xả không chính xác.
Kham khảo thêm các bài viết khác tại đây hoặc tại đây.
THÔNG TIN LIÊN HỆ :
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI Ô TÔ VĨNH PHÁT
Địa chỉ : Số 8 Lê Quang Đạo, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website : https://xetaivinhphat.com.vn/
Email : vinhphatauto@gmail.com
Điện thoại : 0904695252
Mở cửa từ thứ 2 đến chủ nhật: 06:00–21:30
Bình luận trên Facebook